Tác giả:

DẠ CẦM

Canada



















Ngày 27-11-2004, nhạc sĩ Hoàng Lang từ giã cõi đời tại Thụy Sĩ. Thời gian trước năm 1975, lúc ông còn sinh tiền, qua đài Sàigòn, chúng ta thường nghe những tác phẩm của Hoàng Lang như Hoài Thu (cùng viết với Văn Trí), Trả lại anh, Dạ khúc hoài cảm, Xin trả lại em (phổ thơ Nhất Tuấn), Câu hát tâm tình, Đàn tôi yêu một tiếng ca, Tiếng hát đồi sim (phổ thơ Nhất Tuấn), Tình khúc yêu em, Bên dòng Đồng Nai, Quê tôi miền Cái Sắn, Mùa lúa mới, Gặt lúa, Trăng miền quê ngọai, Miền quê tôi, Đẹp Hậu Giang v.v… trong số hơn 150 sáng tác của ông viết từ năm ông 16 tuổi.

Nhìn chung chung những sáng tác của ông, chúng ta thấy khuynh hướng sáng của ông là những bài tình ca đôi lứa và những ca khúc viết về quê hương. Nhưng thật ra, ít người được biết nhạc sĩ Hoàng Lang cũng rất ưu tư về non nước, lo nghĩ về số phận của đồng bào đang sống lầm than dưới gông cùm CS, trong thời gian ông ở hải ngọai. Xin nhắc lại, Hoàng Lang xuất ngọai để bổ túc và cải tiến nghề nghiệp trong lãnh vực âm nhạc tại Thụy Sĩ từ năm 1972, nhưng vì biến cố 1975, ông kẹt lại Thụy Sĩ và phải định cư luôn tại đấy cho đến ngày từ giã cõi đời.

Trong những năm đầu từ ngày mất nước, ông đau buồn nhìn lại quê hương, tuởng đâu sẽ còn trở về, nhưng không ngờ lại phải là người vĩnh viễn ly hương, quê hương còn đó, nhưng không về được. Tại Thụy Sĩ, trong tâm trạng khắc khoải, ông gửi gấm tâm tư mình qua một số bài ca, viết với mục đích nung chí thanh niên ở hải ngọai, nhất là những đoàn thể tranh đấu cho nền tự do và dân chủ ở Việt Nam trong buồi giao thời này. Ông để hết tâm tư vào việc sáng tác những ca khúc đấu tranh tặng các phong trào kháng chiến, các tổ chức tranh đấu đòi tự do, nhân quyền, đòi cơm no áo ấm cho người dân, chào mùng ngày chiến đấu cho tự do, kỷ niệm ngày nhân quyền, nhớ ngày Quốc hận v.v…

Một ca khúc với nhịp đi hùng mạnh, với lời ca khí khái, nói lên tấm lòng yêu mến dân chủ, tự do, kêu gọi đoàn kết, noi theo bước tiền nhân, đã ra đời từ hơn 20 năm nay. Đó là bài “Ta ra đi”:









Bấm PLAY để nghe nhạc phẩm này



Một bài ca khác, cũng thuộc lọai đấu tranh, được ông viết năm 1983, tám năm sau ngày CSVN chiếm miền Nam, lúc mà lòng căm thù CS lên cao ngất trời, khí thế đấu tranh đã sáng tỏ từ trong nước ra đến hải ngọai, sau 8 năm người dân miền Nam đã nếm đủ mùi vị, biết rõ đời sống trong “thiên đàng CS” là như thế nào. Bài “Đuốc chính nghĩa” được Hoàng Lang gom góp tâm tình để kêu gọi mọi người đứng lên vì chính nghĩa, để có ngày toàn dân chung một nhịp bước, vang vọng tiếng ca, ngày trời Việt thoát ách cộng nô, vui cảnh thái hòa:









Bấm PLAY để nghe nhạc phẩm này



Không phải là cỏ cây vô tri vô giác, nhạc sĩ Hoàng Lang không thể nhắm mắt, bịt tai trước sự cùng cực khổ ải của dân tộc, ông không thể dửng dưng trước cảnh nghèo đói, đau thương tang tóc mà dân Việt phải gánh chịu. “Năm năm sáu tháng cơ hàn”, câu sấm mà đồng bào an ủi nhau - lúc CS mới tràn vào - để sống cho qua ngày tháng, thôi cố gắng chịu đựng 5 năm 6 tháng thôi, rồi sẽ mưa thuận gió hòa, những người rừng sẽ bị đuổi về rừng núi, chúng ta sẽ trở lại đời sống thanh bình, cơm no, áo ấm như trước tháng tư năm 75.







Nhưng 5 năm 6 tháng đã qua rồi mà chẳng thấy gì và tuy nhạc sĩ Hoàng Lang có diễm phúc không sống dưới chế độ cai trị dã man của CS một ngày nào, nhưng ông không phải là người vô ưu vô lự, ông cảm thông với niềm bất hạnh lớn lao của quê hương, ông đau với nỗi đau vô cùng tận của người dân Việt, cho nên ông đã viết nên những bài ca khí khái, cứng cỏi, dùng âm nhạc để truyền sức mạnh vào lòng người, mong sao mọi người đoàn kết keo sơn, đem lại niềm tin một ngày mai tươi sáng cho quê hương, đất nước. Nhạc sĩ Hoàng Lang qua đời đã 5 năm rồi nhưng chúng ta vẫn có cảm tưởng như ông vẫn còn hiện diện đâu đây, trên thế gian này, ở một thành phố nào đó của một quốc gia xa xôi nào đó trên quả địa cầu, để từ nơi đó, ông gửi về cho chúng ta những ca khúc làm nức lòng những người đã bỏ xứ ra đi và nuôi hy vọng cho những người còn ở lại.



DẠ CẦM

Canada, 2009



Free Web Template Provided by A Free Web Template.com